Thông báo

Bối cảnh ra đời của Liên đoàn Cờ tướng Việt nam
/ Danh mục: thông báo

Bối cảnh ra đời của Liên đoàn Cờ tướng Việt nam

  1. Tình hình trong nước về phong trào Cờ Tướng

Vào thế kỷ 5-6 một môn cờ mới khởi nguồn từ Ấn Độ có tên gọi là Chaturanga có nghĩa là 4 binh chủng quân đội hợp thành: chiến xa, tượng binh, kỵ binh và bộ binh.

Từ Ấn Độ trò chơi Chaturanga lan tỏa sang Ba Tư, Ả Rập, các nước Trung Á, rồi châu Âu, châu Á… khi đến châu Âu thì Chaturanga dần dần hoàn thiện về quân, bàn cờ và luật chơi và trở thành môn thể thao cờ Quốc tế (Việt Nam gọi là cờ Vua). Song khi đến Đông Á và Đông Nam Á cờ Vua đã bị biến đổi, cải cách từng bước, đến Myanmar trở thành cờ Sit Tu Yin, đến Hàn Quốc trở thành cờ Jingi, đến Nhật bản trở thành cờ Sôgi, đến Việt Nam trở thành Cờ Tướng, đến Trung Hoa trở thành Tượng kỳ… Ngày nay Cờ Tướng ở Việt Nam, với quân, bàn cờ, luật chơi đã ngày càng hoàn thiện, khác nhiều so với Cờ vua. Có 2 quốc gia mà ở đó Cờ Tướng có lịch sử hình thành và phát triển đã trên 1.300 năm, đó là Cờ Tướng (General Chess) ở Việt Nam (Đông Nam Á) và Tượng kỳ (Xiangqi) ở Trung Hoa (Đông Á).

Ở Việt Nam, Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là quốc ngữ của Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam có ba loại văn tự được dùng để ghi chép tiếng Việt là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự ngữ tố, mỗi chữ biểu thị một âm tiết của tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ là văn tự toàn âm tố, lấy âm tố làm đơn vị.

Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc Trung Hoa trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên các tấm bia đá đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng lớn đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ 10, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa Việt Nam gồm 54 dân tộc trong một vài thế kỷ tiếp theo.

Vậy nên trò chơi Chaturanga khi đến Việt Nam và Trung Hoa đều được tiếp nhận và biến đổi thành Cờ Tướng và Tượng kỳ như ta thấy ngày nay. Quá trình hình thành và biến đổi thành Cờ Tướng ấy diễn ra trong khoảng thế kỷ 7-8 và quân Cờ Tướng ở Việt Nam và Trung Hoa lúc đầu là quân tượng hình, có chiều cao như quân Cờ vua, sau này chuyển thành quân tròn và dẹt, có viết chữ Hán trên quân cờ (đây là thời kỳ Bắc thuộc của Việt Nam từ thế kỷ 2TCN đến thế kỷ 10).

Cờ Tướng ở Việt Nam và Tượng kỳ ở Trung Hoa có một quá trình hình thành rất lâu dài. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử bổ sung và đổi mới, Cờ Tướng và Tượng kỳ từng bước được hoàn thiện từ bàn cờ, quân cờ đến các quy tắc, luật chơi.

Từ thời Đường Túc Tông, các nhà nghiên cứu đã nói rõ Cờ Tướng gồm có 32 quân, nhưng không giống loại cờ ngày nay bởi nó chưa có Pháo, song lại có một số “quân cờ lạ”. Đến đời Bắc Tống (khoảng 960-1127) nghĩa là khoảng 160 năm sau thì các quân cờ và luật chơi từng bước được đổi mới.

Trong thời kỳ này quân Nam Hán (917-971) nổi lên và đóng đô ở Quảng Châu (vùng đất của nước Nam Việt xưa). Năm 938 quân Nam Hán lại xâm lược nước Việt, bị quân dân nước Việt, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đánh cho tan tác. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, dựng kinh đô tại Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ hoàn toàn của Việt Nam sau hơn 1.000 năm bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đóng tại Hoa Lư. Khi đó Cờ Tướng đã rất thịnh hành ở nước Đại Cồ Việt (Việt Nam).

Thời Bắc Tống còn đang xâm chiếm nước Việt, các quân cờ ngoài Tướng, Mã, Xe, Tốt còn có các quân Thiên, Bì mà sau này gọi là Sĩ, Tượng. Trên bàn cờ đã xuất hiện “trung quân bát diện” sau này thành “cửu cung” và “hà ngoại” tức là đã có con sông ngăn cách hai bên để Tốt khi đã qua sông thì được quyền đi ngang. Như vậy Cờ Tướng thời Bắc Tống tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa phải là kiểu chơi ngày nay.

Thời nhà Lý, ở kinh thành Thăng Long và nhiều lễ hội khác trong cả nước luôn tổ chức các trò chơi, trong đó có Cờ Tướng, được nhà Lý (1009-1225) gọi chung là Bách hý, tên nước khi đó đổi thành Đại Việt (1054).

Khoảng thế kỷ 13-15, Cờ Tướng và Tượng kỳ mới thực sự hoàn chỉnh từ bàn cờ, quân cờ đến các quy tắc, luật chơi. Nhờ đó Cờ Tướng và Tượng kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 15 trở đi.

Cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo. Quân Pháo là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn Cờ Tướng bởi con người mới tìm ra được vũ khí “pháo” sử dụng trong chiến tranh: đó là loại máy móc thô sơ dùng để bắn các viên đá to. Trong một thời gian dài chữ pháo trong chữ Hán viết với bộ “thạch”. Cho tới thời nhà Trần (Đại Việt, 1225-1400) và nhà Hồ (Đại Ngu, 1400-1407) ở Việt Nam khi phát minh ra loại pháo mới có mang thuốc nổ thì chữ pháo mới được viết lại với bộ “hỏa”.

Thời nhà Trần và nhà Hồ đã từng sử dụng súng bắn đá, những viên đạn đá các loại được tìm thấy tại khu vực thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa hồi cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Chữ pháo ngày ấy được viết với bộ “thạch” (tức “thạch pháo”, nghĩa là súng bắn đá) đã được viết trên quân Cờ Tướng Việt Nam và được gọi là quân Pháo. Ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam và pháo binh Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) (tức Lê Nguyên Trừng, con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh trai của vua Hồ Hán Thương), ông từng là tướng của nhà Trần và sau đó là Tả tướng quốc của triều đại nhà Hồ (lúc này nhà Hồ đổi tên nước từ Đại Việt thành Đại Ngu, 1400-1407). Sự kiện này càng khẳng định vai trò và sự có mặt của quân Pháo trong bàn Cờ Tướng Việt Nam hồi thế kỷ 13-14 với cách viết quân Pháo từ trước tới nay vẫn là bộ “thạch”.

Print
1481 Xếp hạng bài viết:
1.0
Copyright [2018] by TTTT
Back To Top