Cờ tướng Việt Nam khác tượng kỳ Trung Hoa ở những điểm nào?
Bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 5 đến thế kỷ 6, trở thành cờ vua khi đến phương Tây và trở thành cờ tướng khi lưu lạc đến phương Đông, sau nhiều thời gian phiêu bạt giang hồ, môn cờ này có nhiều biến thể và được phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.
Cờ tướng Việt Nam du nhập từ Trung Quốc từ thời kỳ Bắc thuộc (từ năm 179TCN-939). Song ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhất là từ khi Ngô Quyền xưng vương vào năm 939, cờ tướng Việt Nam đã có những sự khác biệt rõ rệt so với cờ tướng Trung Hoa.
1. Khác nhau về tên gọi
Từ cổ xưa cho đến tận bây giờ người Việt Nam vẫn dùng thuật ngữ “Cờ Tướng” để chỉ môn cờ mà ở đó có 32 quân (mỗi bên gồm 16 quân viết bằng chữ Hán với 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt), được bày trên một bàn cờ với 10 đường kẻ ngang và 9 đường kẻ dọc, có cửu cung ở giữa và có dòng sông (được gọi là hà) ngăn đôi ở giữa bàn cờ. Người Việt Nam gọi tên môn cờ này theo tên gọi của quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, đó là “Cờ Tướng” (General Chess).
Tuy nhiên, cờ này ở Trung Hoa được gọi là “Tượng kỳ” theo nghĩa chữ Hán là cờ hình tượng (không phải vì có quân Tượng trên bàn cờ). Tên gọi này bắt nguồn từ khi trò chơi Chaturanga mới du nhập vào Trung Hoa, khi đó các quân cờ có hình tượng và có độ cao như cờ Vua ngày nay. Sau này khi chuyển đổi thành quân cờ tròn và dẹt, có chữ Hán viết ở trên, người Trung Hoa vẫn giữ nguyên tên gọi là “Tượng kỳ” (Xiangqi).
2. Khác nhau về tên gọi của các quân cờ
Từ xa xưa ở Việt Nam xuất hiện 2 loại trò chơi giống hệt nhau là co tuong và trò chơi có tên gọi “Tam cúc”
Trong bộ bài Tam cúc có 32 quân, gồm 16 quân đỏ và 16 quân đen. Mỗi bên có 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt. Chữ Hán dùng để thể hiện 7 loại quân này giống hệt nhau ở cả 2 bên và chỉ khác nhau về mầu sắc (đỏ và đen).